ĐÈN CÁC LOẠI

  131 Liên Phường, Phước Long B, Thành Phố Thủ Đức
  0961835979
ĐÈN CÁC LOẠI
Lượt xem: 1878
Liên hệ

Hệ thống đèn đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của xe. Sử dụng đèn xe đúng cách và hợp lý sẽ giúp lái xe đảm bảo được an toàn trong mọi điều kiện vận hành.

  • Thông tin chi tiết
  • Bình luận

1/GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ

  • Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được tích hợp phía trước, phía sau, hai bên và phía trong xe giúp tài xế quan sát rõ đường đi. Không chỉ vậy, hệ thống này còn cho phép phương tiện xung quanh và người đi bộ nhận biết sự hiện diện của xe cũng như phán đoán được hướng di chuyển của tài xế.
  • Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được phân loại theo các mục đích gồm chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ, các loại đèn pha ô tô được dùng để chiếu sáng, đèn xi – nhan đưa ra các tín hiệu báo rẽ và đèn hậu ô tô thông báo sự hiện diện của xe. 
  • Ngoài hệ thống chiếu sáng cơ bản, tùy vào từng loại xe và từng thị trường mà nhà sản xuất sẽ trang bị thêm các hệ thống đèn với chức năng khác nhau.

2/Hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài

Hệ thống đèn đầu xe 

  • Đèn đầu xe là một trong những phần quan trọng của hệ thống chiếu sáng trên ô tô có tác dụng đảm bảo tầm nhìn của người lái. Đèn đầu xe bao gồm đèn pha ô tô, đèn sương mù và đèn chạy ban ngày DRL.

Đèn pha ô tô

  • Đây là hệ thống đèn cơ bản và quan trọng nhất được gắn ở đầu xe để đảm bảo an toàn cho tài xế khi quan sát đường, nhất là vào ban đêm. Đèn pha ô tô có hai chế độ: “cos” là chiếu sáng gần (50m – 75m) và “pha” là chiếu sáng xa (180m – 250m).
  • Ở chế độ cos, công suất đèn khoảng 35W – 40W, ánh sáng đủ để giúp tài xế quan sát mà không làm người đối diện chói mắt. Trong khi đó, công suất của chế độ pha là 45W – 70W, cường độ ánh sáng cao làm lóa mắt người đối diện nên chỉ thích hợp sử dụng khi đi một mình trên đường.

- Đèn sương mù

  • Đèn sương mù phía trước có chùm sáng rộng, tia mảnh nhưng rõ nét và có sắc vàng hoặc trắng tùy từng loại xe. Đèn sương mù giúp tăng khả năng chiếu sáng khi tài xế phải di chuyển với tốc độ thấp trong điều kiện tầm nhìn kém do mưa, sương mù, bụi hoặc tuyết. 
  • Bên cạnh đó, đèn sương mù đuôi xe sẽ được sử dụng để thông báo cho các phương tiện phía sau biết được sự hiện diện và vị trí của xe.

Đèn DRL (Daytime Running Light)

  • Đèn chạy ban ngày DRL là một dãy đèn LED lắp ở đầu xe, có thể ở cụm đèn pha hoặc phía trên đèn sương mù. Mục đích của loại đèn này không phải để giúp người lái thấy đường mà để người đi bộ, phương tiện đi ngược chiều nhận biết xe từ xa.
  • Ở nhiều quốc gia, luật pháp chỉ bắt buộc mở đèn pha ô tô khi trời tối hoặc vào ban đêm. Vì vậy, đèn DRL mặc định luôn bật khi xe nổ máy vào ban ngày.

Hệ thống đèn hậu ô tô

Đèn hậu ô tô được thiết kế với mục đích cho phép các phương tiện phía sau nhận biết vị trí xe và có thể xử lý kịp thời khi phát sinh sự cố. Cụm đèn hậu ô tô bao gồm đèn phanh, đèn lùi, đèn sương mù và đèn biển số.

Đèn phanh ô tô

  • Đèn phanh ô tô là loại đèn chiếu sáng phía sau với ánh sáng đỏ được kích hoạt khi tài xế phanh xe để cảnh báo các phương tiện phía sau chuẩn bị dừng lại. Theo quy định của Liên Hợp Quốc, cường độ sáng của đèn phanh ô tô sẽ dao động từ 60cd – 185cd.

Đèn lùi xe ô tô

  • Đây là hệ thống đèn được sử dụng để cảnh báo các phương tiện và người đi bộ xung quanh rằng xe đang chuẩn bị lùi lại. Theo tiêu chuẩn quốc tế, đèn lùi xe ô tô thường có màu trắng.
  • Đèn biển số
  • Một số mẫu xe được trang bị thêm đèn biển số. Loại đèn này sẽ giúp các phương tiện phía sau và lực lượng chức năng dễ dàng quan sát biển số trong điều kiện ánh sáng thấp.

Hệ thống đèn cảnh báo

  • Hệ thống đèn cảnh báo hay còn gọi là đèn xi-nhan được gắn ở cả đầu xe và đuôi xe với mục đích đưa ra các tín hiệu báo rẽ, cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Thông thường đèn xi-nhan có màu vàng, tuy nhiên một số mẫu xe lại thay bằng màu đỏ.

Hệ thống đèn chiếu sáng bên trong 

  • Các loại đèn LED được thiết kế tại nhiều vị trí khác nhau trong khoang nội thất. Đặc biệt, với khả năng chiếu sáng tập trung và ưu việt, đèn LED thường được lắp đặt trên bề mặt bảng điều khiển hay trong cabin của xe.
  • Đèn chiếu sáng trên mặt bảng Taplo cho phép người lái dễ dàng theo dõi và quan sát các thông số khi xe đang vận hành. Đèn chiếu sáng bảng Taplo sẽ mở lên khi công tắc đèn pha được bật lên nấc 1.
  • Ngoài ra, đèn trần xe với 3 chế độ On (Bật), Off (Tắt) và Door (Tự động bật khi cửa xe mở) giúp tài xế và hành khách quan sát rõ khoang cabin khi trời tối.

Những lưu ý khi sử dụng hệ thống chiếu sáng trên ô tô

  • Hệ thống chiếu sáng trên ô tô gồm rất nhiều loại đèn với mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy, tài xế cần lưu ý sử dụng đúng cách từng loại đèn trong trường hợp cụ thể.
  • Khi di chuyển trong thành phố, nơi có mật độ phương tiện đông đúc, người lái cần ghi nhớ sử dụng hệ thống đèn cảnh báo, đèn tín hiệu khi muốn rẽ hoặc quay đầu.
  • Hơn nữa, với những đoạn đường không có dải phân cách, hãy luôn bật chế độ đèn cos để tránh làm chói mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đi bộ và các phương tiện đi ngược chiều.
  • Chủ xe cần phải thường xuyên bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trên ô tô để đảm bảo tầm nhìn và khả năng quan sát tốt nhất khi lái xe.
  • Trong trường hợp muốn thay thế hệ thống chiếu sáng, loại đèn mới cần phải đạt tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật. Điều này vừa giúp người lái có tầm nhìn tốt vừa không làm ảnh hưởng tới các phương tiện khác.

Tại sao nên độ đèn xe ô tô

Ngày nay, ô tô không chỉ còn là phương tiện đi lại di chuyển mà là nơi mà chủ nhân của nó muốn trải nghiệm sự tiện nghi tốt nhất cũng như làm nổi bật được cá tính riêng của người sở hữu. Không chỉ riêng việc Độ loa, Độ màn hình,… Việc nâng cấp đèn xe ô tô 

hiện nay cũng đang là một trong những hướng hàng đầu.

Trong quá trình độ xe ô tô, khách hàng có thể lựa chọn theo hai nhánh đó là “độ xe nội công” và “độ xe ngoại công”.

Với những công dụng đặc biệt của từng loại sẽ giúp xe của bạn được “độ” lên hay gọi cách khác là được nâng cấp, sửa đổi tân tiến hơn so với mẫu thiết kế nguyên bản thông thường

Một trong những bộ phận quan trọng của xe mà mỗi người sử dụng ô tô cần lưu ý đó chính là hệ thống chiếu sáng bởi đèn ô tô có khả năng giúp cho việc tham gia giao thông được an toàn hơn khi có những công dụng như báo hiệu cho xe phía sau hoặc xe trước, chiếu sáng đường,…

Ngoài ra, đèn ô tô cũng là một trong những yếu tố đặc biệt để cấu thành nên một chiếc ô tô hoàn hảo, có tính thẩm mỹ cao và nâng cao được giá trị của người sở hữu chiếc xe đó.

Các nguyên nhân dẫn đến hư hỏng của đèn chiếu sáng ô tô:

  • Đèn không sáng : Một số loại bóng đèn do sản xuất bằng thủy tinh có độ tỏa
  • nhiệt kém nên khi bóng đèn hoạt động liên tục trong một khoảng tời gian nhất định (ban đêm) nhiệt lượng tỏa ra sẽ không được hấp thụ hết mà tịch tụ tại bề mặt của bóng đèn, gây nên hiện tượng bề mặt bóng đèn bị sùi ra dẫn đến cháy dây tóc bóng đèn.
  • Bị cháy dây tóc chủ yếu là do điện áp máy phát quá cao , làm việc lâu ngày Đèn không cháy dây tóc có thể là do công tắc hỏng dây nối đứt, tuột Do chập mạch cọc của máy phát hoặc của bộ điều chỉnh điện áp ác quy hết điện , hỏng
  • Một đèn pha không sáng: Dây tóc của đèn pha bên trái (phải ) bị cháy. Hoặc bị đắt dây ở một bên nối với đèn pha
  • Ánh đèn nhấp nháy : do đui và cổ công tắc bị lỏng. Do chập mạch cả ở trong mạch pha, cốt và nhất là ở chỗ nối dây
  • Ánh đèn pha bị mờ : do kính khuếch tán chói phản chiêu hoặc là bong đèn bị bám bẩn
  • Khi bật đèn pha thì cả đèn cốt cũng sáng : Do công tắc bị chập dây hoặc do công tắc chuyển đổi pha cốt bị hỏng.
Đánh giá & nhận xét ĐÈN CÁC LOẠI
0/5
0 Đánh giá & nhận xét
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0

Chọn đánh giá của bạn:

Bình thường

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0961835979